Kết quả tìm kiếm cho "các tỉnh cụm phía Đông ĐBSCL"
Kết quả 1 - 12 trong khoảng 69
Đề án “Phát triển bền vững 1 triệu héc-ta chuyên canh lúa chất lượng cao, phát thải thấp gắn với tăng trưởng xanh vùng ĐBSCL đến năm 2030” được xem là cột mốc, đánh dấu bước khởi đầu mới để người dân, doanh nghiệp, hợp tác xã trên địa bàn tỉnh chung tay xây dựng nền nông nghiệp bền vững.
Quy hoạch hệ thống du lịch (DL) thời kỳ 2021 – 2030, tầm nhìn đến năm 2045 đề ra mục tiêu tổng quát đến năm 2025, Việt Nam trở thành điểm đến hấp dẫn, có năng lực phát triển DL cao trên thế giới. Đến năm 2030, DL thực sự trở thành ngành kinh tế mũi nhọn, phát triển theo hướng tăng trưởng xanh; trở thành điểm đến có năng lực phát triển hàng đầu thế giới.
Thật ra, làng Chăm Đa Phước (thị trấn Đa Phước, huyện An Phú) được xem là một trong số ít làng Chăm của tỉnh chịu khó “mở cửa” thu hút du lịch (DL). Tuy nhiên, quá trình ấy vẫn chưa thu hút du khách đông đảo, vì dường như còn thiếu điểm nhấn.
Với tài nguyên thiên nhiên phong phú, văn hóa đặc sắc, An Giang đang là điểm đến cho nhà đầu tư trong và ngoài nước. Tỉnh đang tích cực ưu đãi, tạo môi trường đầu tư thuận lợi, nhằm thu hút dự án đầu tư chất lượng cao, góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội.
“Với niềm tin và khát vọng phát triển, An Giang luôn sẵn sàng chào đón doanh nghiệp (DN), nhà đầu tư đến để tìm kiếm cơ hội, cùng hợp tác phát triển, bằng lòng nhiệt tình, thân thiện và cởi mở” - Ủy viên dự khuyết Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Phó Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh An Giang Hồ Văn Mừng nhấn mạnh.
Vào thời điểm này 200 năm trước, chiếu dụ của vua Gia Long về việc hoàn thành kênh đào Vĩnh Tế. Đây là công trình quy mô nhất thời bấy giờ, kênh có chiều dài 91km, rộng 30m, sâu 2,55m, được thi công bằng sức người, trong thời gian 5 năm. Công trình là một minh chứng hùng hồn cho sự sáng tạo, tài tình của người Việt chinh phục thiên nhiên, thể hiện tầm nhìn chiến lược của triều Nguyễn, khẳng định chủ quyền lãnh thổ, khai khẩn vùng đất phương Nam, phát triển kinh tế, bang giao và củng cố sức mạnh quốc phòng miền biên viễn.
Là địa phương miền núi, biên giới, Tri Tôn (tỉnh An Giang) có vị trí chiến lược quan trọng, vùng căn cứ cách mạng kiên cường, nhưng cũng đối mặt nhiều khó khăn do điều kiện khách quan, hậu quả chiến tranh để lại. Trong gian khó, huyện Tri Tôn càng nỗ lực vươn lên, xứng đáng với truyền thống anh hùng, xứng đáng với lịch sử 185 năm hình thành, phát triển (1839 - 2024) và 45 năm tái lập huyện (23/8/1979 - 23/8/2024).
Những nỗ lực của tỉnh giúp tốc độ tăng trưởng kinh tế An Giang tăng cao hơn mức tăng cùng kỳ (GRDP 6 tháng đầu năm 2024 tăng 6,6%; 6 tháng đầu năm 2023 tăng 6,6%), nhưng chưa đạt kịch bản đề ra (tăng từ 7,46 - 8,12%). Để hoàn thành mục tiêu GRDP năm 2024 tăng 7,5 - 8,5%, đòi hỏi thực hiện đồng bộ các giải pháp.
Tiềm năng phát triển loại hình du lịch (DL) nông nghiệp, nông thôn ở nước ta rất phong phú và đa dạng, trải dài từ Bắc vào Nam. Vì vậy, phát triển DL nông nghiệp, nông thôn là một định hướng quan trọng trong chiến lược, chương trình, đề án phát triển DL Việt Nam.
Bên cạnh các lĩnh vực đang hợp tác tốt đẹp giữa An Giang và Ấn Độ thời gian qua, như: Khảo cổ, đào tạo nguồn nhân lực, giao lưu văn hóa..., thì 2 bên vẫn còn nhiều tiềm năng hợp tác trên các lĩnh vực: Du lịch, lương thực, thực phẩm, dược liệu, y tế, đặc biệt là mảng công nghệ số, trí tuệ nhân tạo mà Ấn Độ có thế mạnh.
Định hướng lâu dài của Trung ương là xây dựng ĐBSCL trở thành nơi đáng sống đối với người dân, là điểm đến hấp dẫn đối với du khách và nhà đầu tư, khai thác hiệu quả tài nguyên thiên nhiên và bản sắc văn hóa để phát triển kinh tế - xã hội (KTXH) bền vững. Bên cạnh đầu tư tương xứng để vực dậy tiềm năng, lợi thế, cần phát huy hiệu quả liên kết vùng, đánh thức sức mạnh của từng địa phương để tạo động lực đưa đất “Chín Rồng” vươn tầm cao mới.
Qua đo đạc, quan trắc cảnh báo sạt lở, Sở Tài nguyên và Môi trường (TN&MT) An Giang thông tin, toàn tỉnh có 56 đoạn sông cảnh báo sạt lở (không đổi so cuối năm 2022), tổng chiều dài hơn 181km. Trong đó, 6 đoạn được cảnh báo ở mức độ đặc biệt nguy hiểm; 49 đoạn ở mức độ nguy hiểm, 1 đoạn ở mức độ bình thường.